Ông Trịnh Văn Quyết nói ‘vụ án là bài học ám ảnh cả cuộc đời’

Nói lời sau cùng, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết xin lỗi vì đã kéo nhiều người thân, bạn bè… vào tù tội; cho đây là bài học quá lớn, sẽ ám ảnh cả cuộc đời.

Trưa 29/7, sau một tuần xét xử vụ án liên quan Công ty Faros của ông Trịnh Văn Quyết, TAND Hà Nội cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Trong gần 10 phút, ông Quyết trình bày về những hoài bão theo đuổi cả cuộc đời và sự ân hận khi vướng lao lý; ảnh hưởng anh em, bạn bè, dòng họ và các nhà đầu tư.

Theo cựu chủ tịch FLC, trong 20 năm khởi nghiệp đã luôn có những ước mơ lớn, xây dựng các tòa nhà, công trình, khu nghỉ dưỡng chất lượng; khao khát thay da đổi thịt nhiều vùng đất khắp tổ quốc và tạo công ăn việc làm cho càng nhiều người càng tốt.

“Nhưng hoài bão quá lớn, việc theo đuổi nó khiến bị cáo lâm vào những việc làm quá giới hạn pháp luật cho phép. Đây là bài học quá lớn cho bị cáo, sẽ ám ảnh cả cuộc đời”, ông Quyết nói, thêm rằng cho đến lúc này vẫn chưa có một lời xin cho bản thân.

“Không phải vì bị cáo không muốn xin, mà bởi đứng trước anh em, bạn bè, họ hàng… Hàng chục con người vì tin tưởng, phải nói là quá tin tưởng bị cáo, mà phải vướng lao lý, thì bị cáo thấy rất khó để xin cho mình”, ông Quyết phân trần.

Trong phần trình bày của hai em gái Trịnh Thị MInh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga sau đó, ông Quyết ngồi gục đầu trên băng ghế, hai tay ôm đầu, thỉnh thoảng đưa tay lau mắt.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành

Bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Em gái út của ông Quyết – bị cáo Huế, bị đề nghị 17 đến 19 năm tù, cao chỉ sau anh trai. Bị cáo cho biết ông Quyết là niềm tự hào của gia đình, là người cô luôn kính trọng. Cha mẹ họ có 3 người con, hiện đều đứng trước tòa, đối mặt tù tội. Bị cáo xin tòa khoan hồng cho anh trai để sớm làm lại cuộc đời, phụng dưỡng cha mẹ.

Bị cáo Nga khóc suốt phần nói lời sau cùng; xin lỗi anh em, bạn bè, họ hàng, vì tin yêu 3 anh em nên mới “có ngày hôm nay”. Bị cáo cũng bày tỏ hối hận vì đã kéo chồng và gia đình vào vụ án.

Chiều nay, HĐXX tiếp tục dành thời gian cho các bị cáo còn lại thực hiện quyền nói lời sau cùng.

>>Mức án VKS đề nghị cho 50 bị cáo

VKS giảm mức đề nghị cho cựu lãnh đạo HoSE

Trước đó, sau phần bào chữa của các luật sư, VKS nêu 13 quan điểm đối đáp, cho rằng “với lòng tự trọng, hầu hết các bị cáo tự nhận thức được sai phạm, nhận lỗi và có ý thức khắc phục hậu quả”. Do đó mức án VKS đề nghị hôm 26/7 đã đủ nhân văn, khoan hồng.

VKS tái khẳng định Trịnh Văn Quyết “chủ mưu, tổ chức, chỉ đạo các bị cáo khác” cùng thực hiện hành vi lừa đảo, thao túng chứng khoán, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Các bị cáo còn lại đã giúp sức tích cực hoặc tạo điều kiện để bị cáo Quyết, bị cáo Huế thực hiện hành vi phạm tội.

Nhiều bị cáo và luật sư cho rằng không biết ông Quyết nâng vốn góp khống, niêm yết cổ phiếu ROS, bán chiếm đoạt tiền. Song, VKS khẳng định khi ký góp vốn khống, nhận tiền ủy thác đầu tư trong khi mình không có vốn góp, không có hoạt động đầu tư, thì các bị cáo “buộc phải biết” ký những chứng từ gian dối là trái pháp luật, tạo điều kiện giúp anh em Quyết, Huế.

“Đây là một chuỗi hành vi cố ý, bắt đầu từ việc nâng vốn góp khống đến cuối cùng là bán cổ phiếu ROS, chiếm đoạt tiền. Hành vi của bị cáo trước là tiền đề, là điều kiện để các bị cáo sau thực hiện hành vi phạm tội. Ngược lại, hành vi của bị cáo sau là sự tiếp nối, là kết quả của hành vi do bị cáo trước đã thực hiện”, VKS nêu quan điểm.

Tuy nhiên, VKS cho biết cũng cân nhắc việc “nghiêm trị những người cầm đầu, xem xét giảm nhẹ với những bị cáo ăn năn hối cái” để điều chỉnh mức án đề nghị cho 2 người. Cụ thể, VKS đề nghị giảm một năm tù, từ 8-9 năm xuống còn 7-8 năm cho cựu chủ tịch Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) Trần Đắc Sinh về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và bị cáo Nguyễn Thanh Bình, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Em út của ông Quyết, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế. Ảnh: Ngọc Thành

Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế – em út của ông Trịnh Văn Quyết.

Số lượng bị hại giảm hơn 5.000 người

Về quan điểm của luật sư bào chữa cho ông Quyết cho rằng “chỉ 133 người đủ điều kiện được công nhận bị hại chứ không phải hơn 30.000 người, vì đa số đã bán cổ phiếu và có lãi”, VKS bác bỏ, dẫn chứng kết quả điều tra xác định trong tổng số 430 triệu cổ phiếu ROS (giá trị 4.300 tỷ đồng) được niêm yết trên sàn chứng khoán, chỉ hơn 1.100 tỷ đồng là vốn góp thật; còn hơn 3.100 tỷ đồng là vốn khống.

“Các nhà đầu tư ban đầu đã bỏ một lượng tiền thật để mua hơn 391 triệu cổ phiếu giá trị khống, bị thiệt hại hơn 3.621 tỷ đồng. Họ được xác định là bị hại của vụ án là hoàn toàn có căn cứ”, đại diện VKS nêu. Đến nay, có 133 người có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, số còn lại có quyền tiếp tục yêu cầu đòi bồi thường theo quy định.

Tuy nhiên, đại diện VKS nhìn nhận, có nhiều trường hợp bị hại “trùng tên” nên sau khi rà soát xác định lại số lượng bị hại là hơn 25.000 người.

Đối với quan điểm của luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty cổ phần chứng khoán BOS, VKS cho là “không có căn cứ”, đề nghị HĐXX không chấp nhận.

Trong vụ án, Công ty cổ phần chứng khoán BOS bị quy kết số tiền hưởng lợi trái phép từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết là hơn 42 tỷ đồng. Tại phiên tranh luận chiều hôm qua, luật sư của BOS đề nghị tòa xem xét “không cần thiết” phong tỏa, tịch thu sung công quỹ. Bởi BOS trong vụ án được xác định là bên có quyền nghĩa vụ liên quan, không phải bị cáo nên không thuộc quy phạm của Bộ luật Hình sự về tịch thu sung công tiền hưởng lợi.

Đại diện VKSND Hà Nội thực hiện quyền công tố tại tòa. Ảnh: Danh Lam

Đại diện VKSND Hà Nội thực hiện quyền công tố tại tòa.

Về việc các luật sư cho rằng Trịnh Thị Minh Huế bị đề nghị mức án 17-19 năm “là quá nặng vì bị cáo chỉ nghe theo lời anh, bảo gì làm đó”, VKS dẫn chứng Huế đã thừa nhận trực tiếp nhận chỉ đạo từ Quyết, thực hiện mọi hành vi, truyền đạt cho bị cáo khác hoặc nhờ họ thực hiện. Đại diện VKS do đó đề nghị “luật sư nghiên cứu lại hồ sơ, cáo trạng để không có quan điểm, lập luận mâu thuẫn với lời nhận tội của thân chủ”.

Trong bản luận tội công bố hôm 26/7, VKS đánh giá sai phạm của 50 bị cáo trong vụ án ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực, suy giảm tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước, tác động không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư.

“Đặc biệt trong vụ án này, hành vi của bị cáo chủ mưu Trịnh Văn Quyết là mới và rất tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật, sử dụng công ty Faros làm công cụ và sàn HoSE làm phương tiện” để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, hơn 4.300 tỷ đồng, song phần khắc phục hơn 237 tỷ đồng của ông Quyết “chưa đáng kể”.

Cựu chủ tịch FLC do đó bị đề nghị mức án cao nhất, 24-26 năm tù tổng hợp cho hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. 49 người còn lại bị đề nghị 18 tháng đến 19 năm tù.

internet fpt hotinternet fpt hotĐĂNG KÝ LẮP ĐẶT MẠNG FPT TẠI ĐÂYinternet fpt hotinternet fpt hot

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *